Thuê xe đi lễ hội đủ xe 4-45 chỗ đời mới
Thuê xe đi lễ hội khám phá nét đẹp, các sắc màu văn hóa dân tộc tại các lễ hội ở miền Bắc là nhu cầu của nhiều tổ chức, cá nhân. Đông Phong Transport chuyên cho thuê xe đi lễ hội đủ loại từ 4-45 chỗ đời mới, uy tín, chất lượng giá cả cạnh tranh. Liên hệ 094 858 58 16 để nhận ưu đãi.
Cho thuê xe đi lễ hội tại Hà Nội
Thuê xe đi lễ hội miền Bắc đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc
Các tỉnh miền Bắc nước ta nổi tiếng với nhiều lễ hội mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc. Hàng năm có đến cả trăm lễ hội được tổ chức và thu hút đông đảo du khách gần xa. Dưới đây là top 10 lễ hội miền Bắc đặc sắc và ấn tượng nhất. Nắm bắt danh sách trong tay, bạn sẽ có thêm lựa chọn khi thuê xe đi lễ hội, thuê xe du lịch Hà Nội khám phá các tỉnh miền Bắc nước ta.
Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng hay còn được biết đến là Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước mà không riêng gì miền Bắc. Hằng năm, sự kiện này được tổ chức từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Và diễn ra tại Đền Hùng nằm ở vùng núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Trong đó, ngày lễ chính là 10/03 âm lịch và vào hôm đó, các hoạt động dâng lễ sẽ được tiến hành để bày tỏ lòng suy tôn với các vua Hùng đã có công dựng nước. Đồ tế dâng lễ gồm mâm ngũ quả, các loại bánh chưng, bánh dày. Đồng thời diễn ra phần rước với nhiều hoạt động như rước thần, rước voi, rước kiệu… Kết thúc Lễ Đền Hùng, bạn sẽ được nghe hát ca trù, múa hát xoan cùng nhiều trò chơi dân gian khác.
Đây là một trong các lễ hội miền Bắc ấn tượng và thu hút lượng khách thập phương đông đảo từ mọi miền. Đến với ngày hội là cách bày tỏ lòng tình thương yêu, lòng tri ân đối với những vị vua đã có công lập và giữ nước.
Lễ hội Đền Hùng cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km, phương tiện di chuyển phổ biến là: Thuê xe đi tỉnh, xe khách, xe buýt, xe taxi, xe riêng cá nhân, xe máy.
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra hàng năm bắt đầu khai xuân từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Sự kiện này được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Nơi đây nổi tiếng là quần thể văn hóa tâm linh với rất nhiều ngôi chùa, đền thờ thần nông nghiệp,… Đến với lễ hội chùa Hương bạn không chỉ được thưởng thức các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mà còn có thể cầu bình an và mọi điều tốt lành cho bản thân cùng gia đạo.
Các nghi thức và hoạt động trong lễ hội chùa Hương diễn ra rất nhiều như dâng hương, múa hát, bơi thuyền, leo núi và các chiếu chèo, hát văn trên suối Yến,… Chính vì vậy, đến đây bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí với nhiều cung bậc cảm xúc. Chắc chắn, lễ hội miền Bắc này sẽ không làm bạn thất vọng.
Lễ hội Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, phương tiên di chuyển chủ yếu là: Xe buýt, xe khách, thuê xe đi lễ hội, xe máy. Vào những ngày diễn ra lễ hội quý khách nên đi sớm để tránh đông đúc và tắc đường.
Lễ hội Yên Tử
Trong top 10 lễ hội miền Bắc, lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là một sự kiện lớn mỗi dịp Tết đến xuân về. Nó diễn ra tại núi Yên Tử – xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh và kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Trong khoảng thời gian này, lượng du khách thập phương kéo về chiêm bái, vãn cảnh cực kỳ đông. Được biết, phong cảnh ở chùa Yên Tử vô cùng đẹp, tựa như chốn bồng lai sơn cảnh.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị tâm linh cùng giá trị lịch sử dân tộc ở thời Lý, Trần. Đến đây, bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp ấn tượng mà còn có thể lễ Phật để cầu may mắn, bình an cho chính mình và gia đình.
Lễ hội Yên Tử cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 130km, phương tiện phổ biến di chuyển tới Yên Tử là: Xe khách, xe buýt, thuê xe đi lễ hội, xe taxi, xe máy. Lễ hội Yên Tử bạn có thể đi trong ngày.
Lễ hội Bà Chúa Kho
Đối với người Việt Nam, đi chùa đầu năm cầu phúc là nét đẹp truyền thống không thể thay thế. Và chùa Bà Chúa Kho là điểm hành hương hướng về cõi tâm linh tại tỉnh Bắc Ninh mỗi độ xuân đến. Sự kiện được tổ chức vào 14 tháng Giêng hàng năm tại Đền Bà Chúa Kho trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Nơi đây ngoài vẻ đẹp vãn cảnh, đền thờ cổ kính còn nổi tiếng linh thiêng. Chính vì vậy có rất nhiều người trong giới kinh doanh sùng bái đến đây cầu an, cầu tài lộc. Mọi người sẽ tiến hành dâng lễ để bày tỏ lòng biết ơn với Bà Chúa Kho. Một người phụ nữ tài năng, đóng góp nhiều công sức trong thời Lý Thường Kiệt và được mọi người lập miếu thờ tưởng niệm.
Đặc biệt, trong lễ hội này có một nghi thức vay vốn rất độc đáo, thú vị. Thực hiện đúng nghi thức vay và hứa trả đầy đủ thì sẽ được Bà phù hộ độ trì làm ăn phát đạt như ý.
Lễ hội Bà Chúa Kho cách Hà Nội khoảng 33km, phương tiện di chuyển chủ yếu là: Xe buýt, thuê xe đi lễ hội, xe taxi, xe ô tô cá nhân, xe máy.
Lễ hội Chùa Tam Chúc
Một trong những lễ hội miền Bắc bạn không thể bỏ qua phải kể đến lễ hội chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hàng đầu hiện nay, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Thời gian diễn ra lễ hội thường bắt đầu từ ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Trong sự kiện này, phần nghi thức quan trọng nhất chính là lễ rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc Tam Chúc. Đây là nghi thức được thực hiện nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị Phật, thần, thánh, Mẫu. Thông qua đó, bày tỏ ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người có cuộc sống ấm no và bình an.
Chùa Tam Chúc nằm không quá xa Hà Nội do đó mỗi dịp lễ đến thu hút đông đảo khách thập phương từ mọi miền trên cả nước. Đây cũng là sự kiện lớn có ý nghĩa giới thiệu nét đẹp cùng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp, tận hưởng bầu không khí trong lành và hướng về Phật pháp.
Lễ hội Chùa Tam Chúc cách Hà Nội khoảng 60km, phương tiên di chuyển phổ biến là: Xe khách, xe buýt, xe taxi, thuê xe đi lễ hội, đi xe máy.
Lễ hội Đền Gióng
Lễ hội Đền Gióng là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời của nước ta. Sự kiện này nằm tưởng nhớ một trong 4 vị bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây là người anh hùng đầu tiên có công giữ nước, bảo vệ làng quê yên bình. Hiện nay, hội Gióng sẽ được tổ chức ở 2 nơi. Một là Sóc Sơn Hà Nội, hai là hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.
Các nghi thức trong hội Gióng nghiêm trang, đầy đủ lễ vật. Tới đây, bạn sẽ hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt với nhiều hoạt động và khám phá nét đẹp văn hóa qua các công trình kiến trúc cổ. Có thể nói, hội Gióng cho đến nay vẫn còn lưu giữ đầy đủ nét đẹp văn hóa dân tộc và công trình đền thờ vẫn còn toàn vẹn. Dù cho đã trải qua nhiều giai đoạn biến cố thăng trầm.
Lễ hội Đền Gióng cách Hà Nội khoảng 36km, phương tiện di chuyển phổ biến là: Xe buýt, thuê xe đi lễ hội, xe máy.
Hội Lim
Hội Lim là một trong những lễ hội miền Bắc đặc sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc. Đây là sự kiện có nhiều hoạt động văn hóa với tục hát quan họ nổi tiếng của người Bắc Ninh. Hội Lim diễn ra trong 3 ngày từ ngày 12 tháng giêng đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đồng thời tại 3 thị trấn gồm thị trấn Lim, xã Nội Duệ, Liên Bão.
Lễ hội truyền thống này cực kỳ đặc sắc, ấn tượng. Bên cạnh ý nghĩa thể hiện lòng tri ân đối với thế hệ trước, bạn có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian thú vị. Đảm bảo mang đến những trải nghiệm thú vị có một không hai trong đời. Một số trò chơi phổ biến có thể kể đến như thi nấu cơm, đấu cơ, đấu vật, đu tiên, đấu võ, thi dệt cửi và nổi bật nhất của hội Lim đó chính là thi hát hội.
Không chỉ vậy, đến với hội Lim bạn còn có thể tham quan, khám quá nhiều công trình kiến trúc đẹp. Trong đó, những địa điểm nổi tiếng không thể bỏ lỡ Chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, Đền Đô, Đền bà Chúa Kho, làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, thành cổ Luy Lâu,…
Hội Lim cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, phương tiện di chuyển chủ yếu là: Xe buýt, thuê xe đi lễ hội, xe taxi, xe máy và xe khách.
Hội gò Đống Đa
Hội gò Đống Đa là lễ hội miền Bắc được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến những chiến công vang dội của vị vua Quang Trung. Sự kiện diễn ra trang trọng với cờ hoa, mâm lễ đủ đầy. Qua đó tái hiện những trang sử vẻ vang của dân tộc. Lễ hội được tổ chức vào đêm ngày mùng 4 Tết và kéo dài cho đến hết ngày mùng 5.
Hội gò Đống Đa có nhiều nghi thức cùng các hoạt động vui chơi giải trí. Trong đó nổi bật nhất là trò đấu võ với những màn trình diễn đặc sắc, cuốn hút. Đây là dịp mọi người có thể hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt vui tươi trong các ngày Tết truyền thống dân tộc.
Lễ hội Gò Đống Đa nằm ngay trung tâm Hà Nội, phương tiện di chuyển chủ yếu là: Xe máy, xe taxi, xe cá nhân và xe buýt.
Lễ hội Chùa Keo
Lễ hội Chùa Keo mỗi năm được tổ chức 2 lần và diễn ra tại xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình. Trong đó, hội xuân bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 âm lịch. Còn hội thu sẽ diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và đây mới là sự kiện chính của chùa Keo.
Hội thu có ý nghĩa quan trọng và được tổ chức để bày tỏ lòng thương nhớ đế bị suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ. Đồng thời thông qua đó, cầu mong người cùng thánh thần trên cao che chở, phù hộ độ trì, che chở cho người dân nơi đây có mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng.
Điểm đặc sắc trong hội thu ở chùa kèo là nghi lễ chầu thánh với Điệu múa cổ diễn tả bằng điệu chèo cạn và múa ếch vồ. Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia nhiều hoạt động lý thú khác như: thi bơi chải, rước thuyền, các trò thi bắt vịt, thi hát giao duyên, kéo co,…
Lễ hội chùa Keo cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km, phương tiện di chuyển chủ yếu là: Xe khách, xe buýt, thuê xe đi lễ hội, xe ô tô cá nhân, xe máy.
Lễ hội khai ấn đền Trần
Lễ khai ấn đền Trần là sự kiện được tổ chức vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại đền Trần thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định. Tuy nhiên trước đó, còn có các nghi thức rước lễ khác như lễ rước Kiệu Ngọc Lộ, lễ tại chùa Phổ Minh, lễ rước Nước, tế Cá,…
Nhìn chung, các nghi lễ tại hội khai ấn đền trần được cử hành nghiêm trang. Tới đây, bạn sẽ được chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn 14 cánh ấn bằng giấy màu vàng rất ấn tượng và đặc sắc.
Những lá ấn này sau đó được dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng, như: Đền Thiên Trường; đền Cố Trạch; đền Trùng Hoa; chùa Phổ Minh; Văn chỉ Hiền Đàn; đình Tức Mặc; đình Kênh; đình Bái; đình Vĩnh Trường… Sau khi hoàn thành các nghi lễ, người dân và du khách mới được vào đền làm dễ, nhận ấn tại nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa.
Lễ hội Đền Trần cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km, phương tiện di chuyển phổ biến là: Xe khách, thuê xe đi lễ hội, xe taxi, xe buýt, xe ô tô cá nhân, xe máy.
Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu dịch vụ cho thuê xe đi lễ hội và khám phá đôi nét về top 10 lễ hội miền bắc đa dạng sắc màu. Hy vọng những thông tin chia sẻ là hữu ích. Nếu bạn là người yêu thích văn hóa dân tộc Việt Nam thì đừng bỏ lỡ các sự kiện trên.
Bảng giá thuê xe đi lễ hội từ Hà Nội
Lộ trình | Số km | Giá tiền |
Hà Nội – Bà Chúa Kho | 33km | Liên hệ |
Hà Nội – Chùa Hương | 56km | Liên hệ |
Hà Nội – Quê Bác | 320km | Liên hệ |
Hà Nội – Chùa Tam Chúc | 60km | Liên hệ |
Hà Nội – Vườn Quốc gia Ba Vì | 60km | Liên hệ |
Hà Nội – Yên Tử | 130km | Liên hệ |
Cách đặt thuê xe đi lễ hội
Quý khách có thể đặt xe theo một trong các hình thức sau:
- Điện thoại/Zalo: 094 858 58 16
- Email: info@dongphongtransport.com
- Fanpage: XeDichVuDongPhong
- Tại văn phòng: Số 28 Ngõ 91 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Đặt trực tuyến bằng cách điền form
Địa chỉ tiếp nhận thắc mắc/ Ý kiến đóng góp
Trong quá trình sử dụng dịch vụ cho thuê xe đi lễ hội của Đông Phong Transport nếu có gì không hài lòng, dù là nhỏ nhất quý khách vui lòng liên hệ với Bộ phận chăm sóc khách hàng, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của quý khách một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Điện thoại: 094 858 58 16 | Email: info@dongphongtransport.com
Đông Phong chân thành cảm ơn quý khách đã và đang sử dụng dịch vụ cho thuê xe đi lễ hội của chúng tôi. Chúc quý khách luôn có những chuyến đi an toàn, vui vẻ và thành công.
Tags: thuê xe đi lễ hội, dịch vụ thuê xe đi lễ hội, giá thuê xe đi lễ hội, xe đi lễ hội, dịch vụ thuê xe phục vụ lễ hội